(BDO) Ông Ngô Chí Thắng, Giám đốc Chi nhánh xử lý chất thải Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) cho biết, Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 6-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2030” với phạm vi quy hoạch bao gồm ranh giới hành chính của 11 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh và Long An.
100% rác thải được Biwase xử lý, tái chế, không còn chôn lấp kể từ ngày 1-8-2023.
Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Đồng Nai có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm từng bước đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh và quá tải, bảo đảm giải quyết ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững; đồng thời xây dựng đồng bộ các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và hệ thống thu gom, vận chuyển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn; việc thu gom, tái sử dụng, tái chế được ưu tiên xử lý bằng công nghệ tiên tiến, phù hợp; hạn chế tối đa việc chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.
Đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn còn lại nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng đến các đoạn sông đang là nguồn cấp nước áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, khuyến khích áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp.
Tại Bình Dương, kể từ 1-8-2023, Biwase không còn chôn lấp rác trên lưu vực sông Đồng Nai. Hiện 100% rác thải được công ty thu gom, phân loại, tái chế làm các sản phẩm như: phân compost, gạch lát, gạch xây dựng; tận dụng nguồn nhiệt lò đốt rác thải không thể tái chế để phát điện công suất 5MW.
Nguồn, tin, ảnh: Minh Duy - https://baobinhduong.vn
- Gần 70% quần thể động vật hoang dã bị suy giảm trong vòng chưa đầy một thế kỷ (25.10.2022)
- Tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai của các đô thị (25.10.2022)
- WMO kêu gọi chuyển đổi sang năng lượng sạch ứng phó với biến đổi khí hậu (25.10.2022)
- GS.TS Huỳnh Thị Lan Hương: Nghề “đếm gió đo mây” cần có “lửa” (24.10.2022)
- Thích ứng biến đổi khí hậu gắn với giảm nghèo bền vững - Xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với b (24.10.2022)
- Vườn Quốc gia Ba Vì, nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên (21.10.2022)
- Làm giàu từ những cánh rừng thích ứng BĐKH (21.10.2022)
- Nhiệm vụ nặng nề, trách nhiệm nâng cao (21.10.2022)
- Huy động nguồn lực giảm phát thải thông qua định giá các-bon (20.10.2022)
- Mưa, lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở… những khái niệm đang trở nên “kinh hoàng” đối với người dân (20.10.2022)