Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã vẫn còn tiếp diễn trên địa bàn nhiều tỉnh/ thành phố. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều loài động vật hoang dã mang mầm bệnh có thể lây sang người. Các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã và điều này đã được thấy rõ qua các đại dịch xảy ra trên thế giới như HIV, Ebola, H5N1, SARS, virus đậu mùa, bệnh dại từ dơi xuất hiện ở vùng Amazon, virú Marburg ở châu Âu. Đặc biệt, bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới đang được xác định có nguồn gốc phát sinh từ động vật hoang dã, hiện đang lan rộng đe dọa đến sức khỏe con người.
Để ngăn ngừa, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị người dân nâng cao nhận thức không săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, các mối nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ việc tiêu thụ, tiếp xúc với động vật hoang dã.
Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường
- Bản tin quan trắc thủy văn tháng 03 năm 2019 (22.04.2019)
- Khơi thông nguồn lực, tạo động lực phát triển thời kỳ mới (23.03.2023)
- Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (09.07.2018)
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) TẠI CÁC SÔNG VÀ RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 01 NĂM 2019 (18.04.2019)
- Công nghệ “Tự động làm sạch” - giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm môi trường. (09.07.2018)
- Khí thải khiến giông bão nguy hiểm hơn (07.09.2017)
- Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức năm 2019 của Trung tâm quan trắc - Kỹ thuật, Tài nguyên và Môi (11.06.2019)
- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia (18.04.2019)
- Nhiều giải pháp giải quyết ô nhiễm nguồn nước. (09.07.2018)
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu xây dựng chiến lược chính sách về TNMT (18.04.2019)