Đầu tháng 11 này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp một số bộ ngành, địa phương tổ chức chương trình khởi động chiến dịch vì 1 triệu cây tre Việt 2022. Chương trình này ngay sau đó đã tạo ra một thông điệp lan tỏa trong người trẻ, đặc biệt là đội ngũ đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên… hứa hẹn sẽ tạo ra một chiến dịch ý nghĩa trong cộng đồng.
Chiến dịch vì 1 triệu cây tre Việt 2022 được tổ chức dựa trên nền tảng là sáng kiến của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, trong chiến dịch này, các đơn vị tổ chức hướng tới 4 chủ đề chính là: Thanh niên với chính sách khí hậu và quá trình ra quyết định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải hướng tới phát thải ròng bằng “0”, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong đó, trồng cây gây rừng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Là địa phương đặc biệt xem trọng các yếu tố về môi trường sinh thái gắn liền với đời sống của con người, Bình Dương qua các thời kỳ luôn cố gắng cân đối hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng cuộc sống của người dân. Là một đô thị công nghiệp phát triển sầm uất, trên địa bàn tỉnh có khá nhiều khu vực được quy hoạch phát triển thành những lá phổi xanh cho chính mình và các tỉnh thành lân cận. Và dự án Làng tre Phú An với sự phối hợp giữa địa phương và các tổ chức khoa học, giáo dục nổi tiếng trên thế giới là một minh chứng cụ thể. Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, Làng tre Phú An hiện là nơi bảo tồn 1.500 bụi tre với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống, chiếm 90% chủng loại tre ở Việt Nam.
Những năm gần đây, các thế hệ thanh - thiếu niên Bình Dương cũng thể hiện tinh thần, bản lĩnh xung kích của mình bằng việc thường xuyên tổ chức ra quân thực hiện các chương trình làm sạch đường làng ngõ xóm, các khu vực dân cư vốn là điểm đen về rác thải. Tùy theo khuôn khổ các chương trình hành động mà người trẻ Bình Dương cũng nhiệt tình tham gia các chương trình như: “Sạch nhà sạch ngõ”, “Không rác thải nhựa”, “Đổi rác lấy quà”…
Nguồn: KHÁNH LINH
- Một số mô hình quản lý rác thải thực hiện kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam (15.09.2022)
- Hội thảo chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực ngành môi trường (15.09.2022)
- Sở TN&MT tổ chức triển khai Hội nghị tập huấn Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư... (13.09.2022)
- LỄ KẾT NGHĨA GIỮA ĐOÀN CƠ SỞ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐOÀN PHƯỜNG HIỆP AN (05.09.2022)
- Chung tay giải quyết tác động của kỹ thuật số đến môi trường (25.08.2022)
- Chú trọng an ninh nguồn nước (25.08.2022)
- 1.230 câu chuyện về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam (25.08.2022)
- Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021: Công cụ để hoạch định và phát triển bền vững (25.08.2022)
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên và môi trường (25.08.2022)
- Bình Dương: Khắc phục những điểm nghẽn để đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính (25.08.2022)