Chỉ trong chưa đầy 10 ngày, hoàn lưu bão Noru gây mưa lớn với cường độ mạnh trên diện rộng hầu khắp các tỉnh miền Trung đã khiến thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn tan hoang trước cơn lũ ống, lũ quét cuồn cuộn đổ về; 3 ngày trước, sạt lở núi ập xuống biến một góc thủy điện Kà Tinh (Trà Bồng, Quảng Ngãi) thành đổ nát. Thông tin từ cơ quan dự báo KTTV quốc gia, dự kiến trong các ngày từ 14 - 16/10, một đợt mưa lớn tiếp tục đổ xuống các tỉnh miền Trung. Mưa - một hiện tượng nhẽ ra được xem là bình thường của tự nhiên đang ngày càng trở nên khác thường?.
Rừng phòng hộ như những vệ sĩ bảo vệ bản làng Nước Mù bên dãy núi Trường Sơn Đông
Nói là bình thường bởi mưa lớn ở đầu nguồn ít có khả năng gây ra lũ lụt ở vùng hạ lưu nếu những diện tích rừng đầu nguồn được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả. Nhưng, việc mất đi những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn đã dẫn đến nguy cơ mưa tạo nên những đợt lũ lụt nghiêm trọng, phá hủy đất đai, tài sản và đặc biệt là nguy hiểm đến tính mạng con người.
Một khu rừng mưa nhiệt đới cần đến hàng trăm năm để đạt tới trạng thái ổn định, lúc này cấu trúc của rừng là đa tầng tán với nhiều loài cây đan xen, cùng với lớp thực bì và thảm mục dày. Hệ rễ cũng phát triển thành một mạng lưới chằng chịt, đâm sâu xuống lòng đất, bám chặt lấy đất, giúp cây đứng vững, cố định đất và giữ cho đất không bị rửa trôi, sạt lở.
Tận hưởng những giây phút tuyệt vời từ rừng
Khi mưa, đối với một khu vực có rừng, lượng mưa được giữ lại phần lớn bởi tán cây, cành, thân, thảm thực bì và thảm mục bên dưới tán rừng. Riêng tán cây giữ lại 27,3% tổng lượng mưa và lượng nước này sẽ bốc hơi trở lại khí quyển. Lượng nước mưa còn lại sau khi xuyên qua tán rừng được lớp thực bì, thảm mục giữ lại và thấm sâu vào lòng đất tạo nên nguồn nước dự trữ cho cây. Đặc biệt, nguồn nước này sẽ tạo nên các mạch và mực nước ngầm dự trữ vào mùa khô, một phần nước sẽ được cây hút lại, rồi thoát vào khí quyển thông qua quá trình quang hợp và thoát hơi nước từ lá; phần còn lại sẽ chảy ra các khe suối rồi đổ về các sông lớn. Do đó, khi diện tích rừng tại một lưu vực nào bị mất đi đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất đi vai trò trữ nước to lớn của rừng, đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự đánh mất nguồn nước ngọt vô giá vào mùa khô.
Thế nhưng, rừng vẫn đang ngày một mất đi, được phù phép dưới bàn tay của con người.
Việc mất đi diện tích rừng tự nhiên hoặc thay thế bằng những diện tích rừng trồng đơn loài có chu kỳ kinh doanh ngắn như cây keo ở những khu vực có địa hình dốc, khu vực phòng hộ xung yếu đầu nguồn đã làm cho tình trạng sạt lở, lũ lụt xảy ra ngày một nghiêm trọng dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày một cực đoan. Theo một số kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học, lượng nước mưa sẽ chảy trôi từ 3% đến 34% tùy thuộc vào địa hình khu vực hoặc các kiểu rừng. Với 400mm lượng mưa tại một thời điểm cụ thể, nếu có rừng, lượng nước ra khỏi rừng sẽ chỉ từ 120m3 đến 1.360m3/ha, thay vì khoảng 4.000m3/ha nếu không có rừng.
Vì vậy, để bảo vệ nguồn nước, tài sản và tính mạng con người trước những hiểm họa của thiên nhiên, không thể khác, con người cần phải thúc đẩy việc quản lý, duy trì, bảo vệ và trồng mới những loài cây bản địa nhằm từng bước nâng cao năng lực phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học.
Nước sông dâng cao, khiến nhiều khu dân cư ở xã Tiên Hà, huyện Tiên Phước, Quảng Nam bị chia cắt. Ảnh. Đoàn Hữu Trung
Bất luận thời kỳ nào, phát triển bền vững phải là phát triển hòa hợp với thiên nhiên, nương tựa vào thiên nhiên. Thiên nhiên nói chung, rừng nói riêng, không phải là tài nguyên vô tận để khai thác tận thu. Chỉ khi con người đối đãi với rừng bằng tâm thế tương sinh thì mối quan hệ tương sinh mới phát huy hiệu quả. Khi đó, con người mới thực sự được rừng che chắn trước thiên tai.
Nguồn: TS. Trương Văn Vinh
- Quyết định số 60/QĐ-TTQTKT ngày 25/06/2020 Về việc phê duyệt kết quả xét tuyển viên chức năm 2020 (29.06.2020)
- Thông báo số 04 24/06/2020 Về việc triệu tập ứng viên, thời gian địa điẻm phỏng vấn kỳ tuyển dụng vi (24.06.2020)
- Thông báo số 03 24/06/2020 Danh sách các ứng viên đủ điền kiện dự tuyển viên chức, danh mục, tài liệ (24.06.2020)
- Kết hoạch số 405/KH-TTQTKT ngày 06/5/2020 về việc tuyển dụng viên chức năm 2020 của Trung tâm (01.06.2020)
- Thông báo 417/TB-TTQTKT ngày 12/5/2020 về nhu cầu xét tuyển viên chức năm 2020 của Trung tâm (01.06.2020)
- Suối Cây Sao chuyển sang màu xanh, bốc mùi hôi: Bước đầu xác định nguyên nhân (27.04.2020)
- Bình Dương: Thông tin về tình hình ô nhiễm kênh thoát nước suối Chợ (17.04.2020)
- Tổng cục Môi trường ra mắt ứng dụng đo chất lượng không khí (26.03.2020)
- Kiểm soát tốt ô nhiễm khí thải công nghiệp bằng thiết bị quan trắc tự động (26.03.2020)
- Triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2020 (26.03.2020)