Trong bối cảnh trái đất đang gặp phải nhiều vấn đề lớn, có nguy cơ cao bị suy thoái và gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của nhân loại. Các quốc gia, vùng lãnh thổ thể hiện quyết tâm lớn trong các nỗ lực cải tạo, cải thiện, bảo vệ và gìn giữ môi trường sống. Việt Nam cũng thể hiện sự quyết tâm của mình với tuyên bố mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Hành trình xanh hóa Việt Nam tuy cam go nhưng tin rằng sự đoàn kết, chung tay của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân sẽ là tiền đề quan trọng, vững chãi tạo nên thành công.
Thông tin từ các cuộc khảo sát do Liên hợp quốc công bố mới đây cho thấy, trái đất đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn, khẩn cấp. Diện tích phủ xanh lâm nghiệp bị thu hẹp theo thời gian, các loài thú bị giết vô tội vạ giờ đã hoặc gần như tuyệt chủng vì thiếu môi trường sống; tài nguyên khoáng sản ở đất liền và biển bị khai thác quá mức. Đi liền với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự gia tăng đáng kể của các loại chất thải.
Dù đang trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước của Việt Nam đã sớm có ý thức và khát khao về một mô hình kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu nói trên, trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã giao các bộ ngành, địa phương lập kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với phương án cải tạo, cải thiện và bảo vệ môi trường sống.
Ngay sau khi trở về từ Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ TN&MT phối hợp các bộ ngành, địa phương xây dựng lộ trình giảm lượng phát thải ròng. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ mà mỗi bộ ngành, địa phương sẽ có những phương án phù hợp. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ Chính phủ, các địa phương đã xây dựng lộ trình cải tạo, cải thiện, bảo vệ, gìn giữ môi trường sinh thái.
Bình Dương, thủ phủ công nghiệp ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng nhanh chóng nhập cuộc và triển khai những chiến dịch, chương trình hành động kịp thời. Theo đó, căn cứ tình hình thực tiễn các chỉ số môi trường ở các địa bàn mà tỉnh sẽ có phương án, lộ trình cụ thể. Hành trình xanh hóa tuy khó khăn, cam go nhưng với tinh thần quyết tâm cao, kỳ vọng sẽ thành công.
KHÁNH LINH
Nguồn: https://baobinhduong.vn/
- Thông báo số 766/TB-HĐTDVC ngày 19 tháng 8 năm 2022 Danh sách ứng viên không đủ điều kiện dự kỳ tuyể (19.08.2022)
- Thông báo số 765/TB-HĐTDVC ngày 19/08/2022 Danh sách các ứng viên đủ điền kiện tuyển viên chức, danh (19.08.2022)
- Trại viết cập nhật Báo cáo đặc biệt "Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu" 2022 (19.08.2022)
- Thách thức trong chuyển dịch năng lượng hướng tới phát thải ròng bằng 0 (19.08.2022)
- Sức sống xanh ở đảo Trường Sa sau 45 năm giải phóng (19.08.2022)
- Hội nghị khoa học Việt Nam về Các khoa học Trái đất và Môi trường lần thứ 2– VCEES 2022 (19.08.2022)
- Bàn giao hơn 150 trạm đo mưa tự động phục vụ cảnh báo thiên tai (19.08.2022)
- Giải bài toán thu hút nguồn lực quốc tế cho phát triển bền vững (17.08.2022)
- Bộ TN&MT - Đại sứ quán Na Uy thúc đẩy hợp tác chiến lược về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu (17.08.2022)
- Triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăn (17.08.2022)