(TN&MT) - Trận hạn hán tồi tệ nhất của Kenya trong 4 thập kỷ đã làm chết gần 2% số ngựa vằn quý hiếm nhất thế giới trong vòng 3 tháng, và làm chết số voi gấp 25 lần bình thường trong cùng thời kỳ.
Ngựa vằn Grevy - loài ngựa vằn có nguy cơ tuyệt chủng - chết trong đợt hạn hán ở Khu bảo tồn Quốc gia Buffalo Springs, hạt Isiolo, Kenya. Ảnh: Reuters
Hạn hán đang gây ra tình trạng bỏ đói các loài động vật hoang dã nổi tiếng của Kenya và có thể gây nguy hiểm cho con người khi chúng đi lang thang nhiều hơn, đến các vùng ven của các thị trấn và làng mạc nhằm tìm kiếm thức ăn.
Các nhà bảo tồn cho biết nếu không có các biện pháp can thiệp để bảo vệ động vật hoang dã, hoặc nếu mùa mưa không nhận được lượng mưa đáng kể, các loài động vật ở nhiều vùng của quốc gia Đông Phi này có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh tồn.
Ông Andrew Letura, một nhân viên giám sát tại Grevy's Zebra Trust (GZT) cho biết: Hạn hán đã làm chết khoảng 40 con ngựa vằn Grevy kể từ tháng 6, trong khi đó là số lượng dự báo sẽ chết trong cả năm. Đó là một mối đe dọa nghiêm trọng, hiện ngựa vằn Grevy là loài hiếm nhất trong các loài, hiện chỉ còn 3.000 con trên thế giới, 2.500 con ở Kenya.
GZT đã bắt đầu cho ngựa vằn Grevy ăn cỏ khô trộn với mật đường, muối và canxi để giúp chúng tồn tại trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng.
Tình hình ở miền Nam Kenya cũng rất ảm đạm. Ông Benson Leyian, Giám đốc điều hành của tổ chức Big Life Foundation cho biết: "Các nhân viên kiểm lâm đã thống kê được số động vật chết hoặc quá yếu không thể đứng được trong tháng này gấp 8 lần so với cùng kỳ các năm trước. Tổ chức Amboseli Trust for Elephants đã ghi nhận 50 con voi chết hoặc mất tích". Ông Leyian đã làm việc với các chủ đất địa phương để bảo vệ các khu bảo tồn và các vùng đất mở của Hệ sinh thái Amboseli.
Nguồn: Mai Đan
- Việt Nam đặt mục tiêu giảm 43,5% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 (18.11.2022)
- COP 27: Việt Nam nâng mục tiêu của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (18.11.2022)
- COP 27: Hướng đến mục tiêu 30 quốc gia thực hiện Cơ chế Tín chỉ chung (18.11.2022)
- Người trẻ hào hứng với chiến dịch xanh (18.11.2022)
- Thủ tướng: Vì một ASEAN tự cường, mạnh mẽ, phát triển bền vững, bao trùm (11.11.2022)
- Xây dựng cơ chế tài chính toàn cầu cho chi trả dựa trên kết quả giảm phát thải (11.11.2022)
- Lan tỏa thông điệp về môi trường, cùng hành động trong chiến dịch phủ xanh Việt Nam (11.11.2022)
- Bộ TN&MT phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (10.11.2022)
- Quỹ bảo vệ môi trường Bình Dương: Nguồn lực ý nghĩa để xây dựng môi trường sống xanh (10.11.2022)
- Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà làm rõ các vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm (28.10.2022)