(TN&MT) - Trận hạn hán tồi tệ nhất của Kenya trong 4 thập kỷ đã làm chết gần 2% số ngựa vằn quý hiếm nhất thế giới trong vòng 3 tháng, và làm chết số voi gấp 25 lần bình thường trong cùng thời kỳ.
Ngựa vằn Grevy - loài ngựa vằn có nguy cơ tuyệt chủng - chết trong đợt hạn hán ở Khu bảo tồn Quốc gia Buffalo Springs, hạt Isiolo, Kenya. Ảnh: Reuters
Hạn hán đang gây ra tình trạng bỏ đói các loài động vật hoang dã nổi tiếng của Kenya và có thể gây nguy hiểm cho con người khi chúng đi lang thang nhiều hơn, đến các vùng ven của các thị trấn và làng mạc nhằm tìm kiếm thức ăn.
Các nhà bảo tồn cho biết nếu không có các biện pháp can thiệp để bảo vệ động vật hoang dã, hoặc nếu mùa mưa không nhận được lượng mưa đáng kể, các loài động vật ở nhiều vùng của quốc gia Đông Phi này có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh tồn.
Ông Andrew Letura, một nhân viên giám sát tại Grevy's Zebra Trust (GZT) cho biết: Hạn hán đã làm chết khoảng 40 con ngựa vằn Grevy kể từ tháng 6, trong khi đó là số lượng dự báo sẽ chết trong cả năm. Đó là một mối đe dọa nghiêm trọng, hiện ngựa vằn Grevy là loài hiếm nhất trong các loài, hiện chỉ còn 3.000 con trên thế giới, 2.500 con ở Kenya.
GZT đã bắt đầu cho ngựa vằn Grevy ăn cỏ khô trộn với mật đường, muối và canxi để giúp chúng tồn tại trong bối cảnh hạn hán nghiêm trọng.
Tình hình ở miền Nam Kenya cũng rất ảm đạm. Ông Benson Leyian, Giám đốc điều hành của tổ chức Big Life Foundation cho biết: "Các nhân viên kiểm lâm đã thống kê được số động vật chết hoặc quá yếu không thể đứng được trong tháng này gấp 8 lần so với cùng kỳ các năm trước. Tổ chức Amboseli Trust for Elephants đã ghi nhận 50 con voi chết hoặc mất tích". Ông Leyian đã làm việc với các chủ đất địa phương để bảo vệ các khu bảo tồn và các vùng đất mở của Hệ sinh thái Amboseli.
Nguồn: Mai Đan
- Đan Mạch, Hàn Quốc và WRI sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh P4G 20 (27.09.2023)
- Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu (22.09.2023)
- Về việc mở lớp tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa (16.09.2023)
- Khởi động đợt 2 của Chương trình Thúc đẩy Tài chính Khí hậu Việt Nam (CFA) (14.09.2023)
- Tập trung cao độ cho tổng kết Nghị quyết về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường (14.09.2023)
- Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023 (12.09.2023)
- Bình Dương: Nỗ lực đưa Chỉ số PCI trở lại TOP 10 cả nước (07.09.2023)
- Bình Dương: Vận dụng hiệu quả mô hình “Ba Nhà” phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (07.09.2023)
- “TRIỂN KHAI TRỤC VỚT LỤC BÌNH, KHAI THÔNG DÒNG CHẢY TRÊN SÔNG SÀI GÒN ĐỢT 2 NĂM 2023” (07.09.2023)
- Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022. (07.09.2023)