Chi cục Bảo vệ môi trường làm việc với Ban quản lý dự án lồng ghép chống chịu Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường để phát triển các Đô thị xanh loại II – Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường về Nhãn sinh thái
Sáng ngày 07/03/2024, tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với Đoàn công tác của Ban quản lý dự án lồng ghép chống chịu Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường để phát triển các Đô thị xanh loại II – Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (gọi tắt là Ban quản lý dự án).
Tham dự buổi làm việc về phía Ban quản lý dự án có bà Trần Thị Hiền Hạnh - Điều phối viên dự án, bà Bà Trần Thị Thu Hương - Quản đốc Dự án và các chuyên gia của Cục Kiểm soát ô nhiễm, Công ty cổ phần đo lường chất lượng và môi trường Hoàng Kim.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Ban quản lý dự án có ông Trần Thanh Quang, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Quản lý chất thải, Phòng Khí tượng Thủy văn và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Toàn cảnh Buổi làm việc của Ban quản lý dự án và Chi cục Bảo vệ môi trường
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Quang, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết Nhãn sinh thái đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, đây là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Việc xây dựng các tiêu chí của nhãn sinh thái cần đi vào thực tế, dễ áp dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện; đặc biệt là các ưu đãi có thể thực hiện được ngay khi doanh nghiệp được dán Nhãn sinh thái. Ngoài ra, việc xây dựng các tiêu chí của Nhãn sinh thái cần tham khảo các tiêu chí của các nước tiên tiến, các tiêu chí của các tập đoàn đa quốc gia, đồng thời nghiên cứu lồng ghép các nội dung liên quan đến tín chỉ Carbon... Về phía tỉnh Bình Dương, hiện nay để đáp ứng các quy định của quốc tế trong việc xuất khẩu hàng hóa thì có 02 nhóm ngành rất quan tâm đến Nhãn sinh thái đó là ngành chế biến gỗ và may mặc. Đây được xem như là ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Do vậy, trong thời tới cần đưa 02 nhóm ngành này vào danh mục các ngành được xây dựng tiêu chí Nhãn sinh thái.
Tham dự buổi làm việc còn có đại diện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó ý kiến của doanh nghiệp cũng cho thấy vấn để Nhãn sinh thái đi vào thực chất, là tiền đề để doanh nghiệp phát triển thì các tiêu chí của Nhãn sinh thái cần tiệm cận với các tiêu chí của các khách hàng lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, từ đó tiến tới được sự công nhận của quốc tế.
Kết thúc buổi làm việc, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường cam kết tạo điều kiện hỗ trợ Ban quản lý dự án trong việc tìm kiếm thông tin, kết nối doanh nghiệp, hoặc tuyên truyền tập huấn… nhằm xây dựng dựng xây dựng, phổ biến các vấn đề liên quan đến Nhãn sinh thái.
Đoàn công tác ghi nhận các kiến nghị của Chi cục Bảo vệ môi trường và sẽ nghiên cứu nghiên cứu phát triển các quy định liên quan đến Nhãn sinh thái theo định hướng phát triển chung và các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường - https://stnmt.binhduong.gov.vn
- Bản tin quan trắc thủy văn tháng 03 năm 2019 (22.04.2019)
- Khơi thông nguồn lực, tạo động lực phát triển thời kỳ mới (23.03.2023)
- Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (09.07.2018)
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) TẠI CÁC SÔNG VÀ RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 01 NĂM 2019 (18.04.2019)
- Công nghệ “Tự động làm sạch” - giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm môi trường. (09.07.2018)
- Khí thải khiến giông bão nguy hiểm hơn (07.09.2017)
- Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chức năm 2019 của Trung tâm quan trắc - Kỹ thuật, Tài nguyên và Môi (11.06.2019)
- Lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia (18.04.2019)
- Nhiều giải pháp giải quyết ô nhiễm nguồn nước. (09.07.2018)
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu xây dựng chiến lược chính sách về TNMT (18.04.2019)