Bình Dương triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 07 vùng chim đặc hữu; các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó 99 loài cần quan tâm bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài sắp bị đe dọa.
Thời gian qua đã có nhiều nỗ lực của Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim quan trọng. Nhiều loài chim hoang dã, di cư được đưa vào danh mục để quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật, như: loài sếu đầu đỏ, cò mỏ thìa, rẽ mỏ thìa...Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật; ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc - Đông Á (EAAFP) mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.
Tại Bình Dương mặc dù không có Khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu dự trữ sinh quyển,... và không có các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm, tuy nhiên lãnh đạo các cấp, các ngành tỉnh Bình Dương luôn quan tâm chỉ đạo bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm săn, bắn, bắt động vật rừng tại các khu rừng tự nhiên góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh; đồng thời, tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Văn bản số 2527/UBND-KT ngày 27/5/2022 chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 04/CT-TTg. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã triển khai và tuyên truyền phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:
+ Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
text-indent:15pt;+ Không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, bắn chim hoang dã, di cư.
+ Không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.
+ Chủ động đấu tranh, tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư.
Trường hợp phát hiện các tổ chức, công dân có các hành vi vi phạm nêu trên, thông tin kịp thời tới Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường và các lực lượng thực thi pháp luật gần nhất để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn các loại động vật nguy cấp, quý, hiếm và vận chuyển, buôn bán, phóng sinh các loài ngoại lại xâm hại.
Nguồn Chi cục Bảo vệ môi trường
- Thông báo về việc triệu tập ứng viên, thời gian, địa điểm phỏng vấn kỳ tuyển dụng viên chức năm 2023 (19.12.2023)
- Thông báo danh sach các ứng viên đủ điều kiện dự tuyển viên chức, danh mục tài liệu phỏng vấn, dự ki (19.12.2023)
- Quyết định công nhận Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi trường là tổ chức giám định tư (19.12.2023)
- Bộ TN&MT ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (18.12.2023)
- Kết thúc COP 28: Thỏa thuận mới khép dần kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch (18.12.2023)
- Địa kỹ thuật là "chìa khoá" tạo dựng không gian sống an toàn, bền vững (18.12.2023)
- Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc (18.12.2023)
- Bình Dương tổ chức lớp đào tạo, tập huấn các quy định về bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu (18.12.2023)
- Những điều cần biết về Chuyển đổi số (18.12.2023)
- QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 2023, Bước tiến lớn trong thay đổi tư duy và phương thức quả (11.12.2023)