Cần quản lý các hệ thống sản xuất, tái sử dụng nước cũng như áp dụng các phương pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hơn |
Trong đó, cần phải dựa trên nguyên tắc chung là quản lý nước an toàn và bền vững. Chúng ta không thể chờ đợi. Các nhà hoạch định chính sách khí hậu phải đặt nước vào trung tâm của các kế hoạch hành động!
Nước có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu
Thực hiện các hành động chống biến đổi khí hậu sẽ mở ra cơ hội lớn để nền kinh tế phát triển với nhiều lĩnh vực. Chúng ta cần quản lý các hệ thống sản xuất, tái sử dụng nước cũng như áp dụng các phương pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hơn.
Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, các giải pháp về bảo vệ các nguồn tài nguyên nước, bảo vệ vùng đất ngập nước cũng như áp dụng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thông minh, tăng cường tái sử dụng nước thải an toàn để ứng phó với biến đổi khí hậu là những giải pháp mà chủ đề Ngày nước năm 2020 hướng tới.
“Nước là tài nguyên quý giá nhất của chúng ta - Chúng ta phải sử dụng nó một cách có trách nhiệm hơn; Chúng ta phải cân bằng tất cả các nhu cầu về nước của xã hội trong khi vẫn đảm bảo những người nghèo nhất, những đối tượng yếu thế không bị bỏ lại phía sau” chính là thông điệp mà Ủy ban Nước Liên hiệp quốc (UN-Water) công bố trong ngày nước thế giới 2020.
Mọi người có thể thực hiện các hành động của riêng mình góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết: “Cảnh báo là cần thiết. Nhưng hoang mang và sợ hãi thì sẽ không làm được việc”. Thật vậy, biến đổi khí hậu có thể cảm thấy đáng sợ và nan giải. Nhưng có một bước đơn giản bạn có thể thực hiện ngay sẽ tạo ra sự khác biệt lớn: Đừng lãng phí nước. Hãy tự kiểm tra tất cả các thói quen của mình và tìm cách thay đổi lối sống của mỗi người để cùng nhau giúp cứu hành tinh.
Các dự án, hoạt động đối phó với biến đổi khí hậu:
Chăm sóc, bảo vệ nguồn nước thật tốt
Ở nhiều khu vực của Peru, một chiến dịch truyền thông có chủ đề "Văn hóa nước" đã và đang tạo ra sự thay đổi tích cực trong thói quen sử dụng nước của mọi người, như giảm lãng phí nước và tưới tiêu hiệu quả hơn. Theo đó, sự tôn trọng đối với tài nguyên nước được đưa vào trọng tâm trong các hoạt động cũng như các mối quan tâm chung của cộng đồng.
Chiến dịch “Một nghìn tỉ cây xanh”
Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một sáng kiến toàn cầu để phát triển, khôi phục và bảo tồn một nghìn tỷ cây xanh trên khắp thế giới. Đây là hoạt động nhằm khôi phục đa dạng sinh học và giúp chống biến đổi khí hậu. Dự án này nhằm mục đích hợp nhất các hành động của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân trong một chiến dịch phục hồi tự nhiên với quy mô lớn, trong Chương chình Thập kỷ Liên Hợp Quốc về Phục hồi Hệ sinh thái 2021-2030, do UNEP và FAO tổ chức.
Bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái phong phú đáng kinh ngạc, hỗ trợ đa dạng sinh học, cung cấp tài nguyên và dịch vụ tự nhiên - và do đó hỗ trợ sinh kế đồng thời cũng là nơi lưu trữ carbon. Những vùng đát ngập nước này cũng cung cấp một biện pháp phòng thủ rất hiệu quả chống lại tác động của biến đổi khí hậu đối với các khu vực bờ biển nhiệt đới, bảo vệ đồng bằng khỏi bị thu hẹp và bị nhấn chìm khi mực nước biển dâng cao.
Biến đổi khí hậu có thể chứng minh giá trị của hành động tập thể
Tổng thư ký António Guterres cho rằng, biến đổi khí hậu có lẽ là vấn đề của hành động tập thể lớn nhất. Việc cùng nhau thực hiện các hành động chung vì biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ chứng minh cho giá trị của của các hành động tập thể.
Áp dụng công nghệ để xây dựng những cộng đồng vững chắc
Điện thoại di động, bản đồ vệ tinh và các công nghệ khác có thể giúp thế giới chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt, sạt lở đất…
Thích ứng với biến đổi khí hậu
Mỹ Latinh và Caribbea đã triển khai một phòng thí nghiệm cho các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là những khu vực có thể cung cấp các cơ hội thú vị để thử nghiệm và gợi ý các giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến khí hậu.
Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng khả năng phục hồi khí hậu đồng thời đảm bảo an ninh lương thực?
Để đảm bảo thế giới không bị thiếu lương thực, chúng ta cần áp dụng các biện pháp sản xuất nông nghiệp thông minh như sử dụng các loại giống cây trồng chịu hạn với công nghệ nông lâm kết hợp phục hồi độ phì nhiêu của đất và kiểm soát xói mòn, sa mạc hóa đất.
Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn
- Từ ngày 14/10, 3 miền trên cả nước khả năng có mưa và dông (13.10.2023)
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (AQI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 09 NĂM 2023 (13.10.2023)
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) TẠI CÁC SÔNG VÀ RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 09 NĂM 2023 (13.10.2023)
- Xác định giá các-bon tại Việt Nam-Cấp bách: Trả tiền để “được” phát thải (09.10.2023)
- Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam (05.10.2023)
- Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (05.10.2023)
- Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022 (05.10.2023)
- Tân Hiệp Phát giảm 78.000 tấn rác thải nhựa trong gần 10 năm qua (05.10.2023)
- Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương: Nhân rộng điển hình, lan tỏa tích cực (04.10.2023)
- Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2023: Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững (04.10.2023)