Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm được quy định Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ
Ngày 28/02/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 815/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ Quy định Quản lý cát, sỏi, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng bờ, bãi sông (Viết tắt là Nghị định số 23), Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2020 bao gồm 05 chương 35 điều, cụ thể:
Chương 1: Quy định chung
Chương 2: Quản lý cát, sỏi lòng sông
Chương 3: Bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ
Chương 4: Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp
Chương 5: Tổ chức thực hiện
* Nghị định số 23 quy định cụ thể các nội dung về quy hoạch, thăm dò, khai thác; kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông, bao gồm cả cát, sỏi ở lòng hồ, cửa sông và công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
Các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông điều tuân thủ theo quy định Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ
* Về đối tượng áp dụng, Nghị định số 23 quy định như sau
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, về tài nguyên nước; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến công tác quản lý cát, sỏi lòng sông; kinh doanh, tập kết, vận chuyển cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hồ.
2. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, vận chuyển cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông ven biển.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hoạt động:
a) Nạo vét, khơi thông luồng để mở mới, cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, trừ duy tu, bảo dưỡng định kỳ các tuyến đường thủy nội địa hiện có;
b) Kè bờ, gia cố bờ sông, trừ công trình kè bờ, chỉnh trị sông để phòng, chống thiên tai; san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông;
c) Xây dựng công trình, vật kiến trúc nổi trên sông, xây dựng cầu, cảng sông, bến tàu, phà tiếp nhận tàu và các công trình thủy khác trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc trong lòng, bờ, bãi sông, hồ.
* Những nội dung cần bổ sung trong Giấy phép khai thác cát sỏi lòng sông quy định trong Nghị định số 23 là
1. Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm; quy định về thời gian khai thác trong năm.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác:
a) Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
b) Tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi và yêu cầu về đăng ký theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, pháp luật liên quan; việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi;
c) Yêu cầu trong việc ký hợp đồng vận chuyển với các chủ phương tiện đủ điều kiện vận chuyển theo quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác không trực tiếp vận chuyển cát, sỏi sau khai thác;
d) Yêu cầu việc lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi;
đ) Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm về phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các giấy phép khai thác cát sỏi đã được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực thì phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại Nghị định số 23 cũng quy định cụ thể việc tập kết, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng cát sỏi lòng sông tại mục 3 ở các Điều từ 10 đến Điều 12 của Nghị định.
Một điểm đáng chú ý trong Nghị định số 23 là yêu cầu chặt chẽ trong công tác bảo vệ lòng, bờ bãi sông hồ cho các hoạt động về khai thác cát, sỏi, nạo vét, khơi thông luồng, tuyến giao thông thủy, và kè bờ, gia cố bờ sông, san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông. Trong đó có quy định việc bổ sung nội dung đánh giá tác động tới lòng bờ bãi sông trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án liên quan một các cụ thể.
* Về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn
Ngoài những quy định của Luật Khoáng sản, quy định có liên quan, Nghị định số 23 cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân nhân dân các cấp về công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, hồ, và có quy định cụ thể trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên về quản lý cát, sỏi lòng sông trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động nạo vét, khơi thông luồng, tuyến giao thông thủy, và kè bờ, gia cố bờ sông, san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23
Nguồn: Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Khí tượng thủy văn
- Ngành TN&MT: Sáng tạo, kịp thời, bám sát thực tiễn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị (26.12.2022)
- Đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ Đô la trong chuyển dịch năng lượng (19.12.2022)
- Công bố Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 (15.12.2022)
- Australia hỗ trợ 6 dự án về thị trường các-bon tại Việt Nam (15.12.2022)
- Làm rõ tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đến Việt Nam (15.12.2022)
- “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”, Đông Nam bộ khẳng định vị trí, vai trò là đầu tàu kinh tế (28.11.2022)
- Triển lãm ảnh Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt (21.11.2022)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). (21.11.2022)
- Bình Dương: Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành TN&MT phục vụ phát triển bền vững (18.11.2022)
- Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Giao ban công tác tháng 11 (18.11.2022)