Ngày 20/9, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND TP.HCM vừa tổ chức khởi động Dự án hỗ trợ kỹ thuật năng lượng phân tán đô thị Việt Nam. Riêng đối với TP.HCM, dự án dự kiến sẽ hỗ trợ triển khai ít nhất 400 MW năng lượng sạch, huy động tối thiểu 540 triệu đô la đầu tư công và tư nhân và đưa ra thị trường ít nhất 15 giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề về năng lượng đô thị.
Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam Aler Grubbs phát biểu tại Lễ khởi động dự án
Giám đốc Quốc gia USAID Việt Nam Aler Grubbs cho biết: Hoa Kỳ đang tiên phong trong việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng sạch, an toàn và theo định hướng thị trường. Thông qua dự án năng lượng mới nhất này, chúng tôi tự hào hợp tác với TP.HCM nhằm thúc đẩy tiến trình tăng trưởng xanh của thành phố thông qua đẩy mạnh các giải pháp năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc thu hút nguồn đầu tư xanh sẽ giúp người dân thành phố có môi trường sống xanh, sạch hơn và tiêu tốn ít chi phí cho năng lượng hơn. Đồng thời, tiếp tục củng cố vai trò đầu tàu của TP.HCM đối với nền kinh tế xanh của Việt Nam.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật Năng lượng phân tán đô thị Việt Nam do USAID tài trợ với ngân sách 14 triệu đô la sẽ hợp tác với chính quyền TP.HCM và TP. Đà Nẵng nhằm cải thiện công tác quy hoạch đô thị liên quan đến năng lượng sạch, huy động đầu tư và tích hợp các giải pháp năng lượng sạch vào hệ thống điện. Các giải pháp này bao gồm điện mặt trời mái nhà, xe điện, điện rác và các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả khác.
Dự án hoạt động dựa trên nền tảng hỗ trợ của USAID dành cho Việt Nam trong những năm qua trong quá trình Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng sạch. Cụ thể, trong 5 năm qua, hỗ trợ của USAID dành cho các cơ quan quản lý của Chính phủ, các ngân hàng, nhà đầu tư và các nhà phát triển dự án tư nhân đã giúp thúc đẩy đầu tư vào điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam với tổng giá trị hơn 300 triệu USD.
Đại diện USAID Việt Nam, UBND TP.HCM cùng các đại diện đến từ các Sở ngành liên quan tham dự buổi lễ phát động Dự án
Bên cạnh đó, USAID cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong đó, đặt ra tầm nhìn tổng thể và các nguyên tắc hoạt động cho ngành điện Việt Nam từ năm 2021 đến năm 2030. USAID cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để xây dựng tiêu chuẩn về mức hiệu suất năng lượng tối thiểu nhằm giảm tiêu thụ năng lượng trong sản xuất công nghiệp.
Cùng với cải thiện chính sách và thu hút đầu tư công, USAID sẽ tài trợ kinh phí và hỗ trợ kỹ thuật cho các giải pháp sáng tạo giúp giải quyết những vấn đề về năng lượng và môi trường đô thị. Dự án sẽ cân bằng danh mục đầu tư giữa các hoạt động dự án ở giai đoạn đầu đang thử nghiệm những cách tiếp cận mới với các dự án đã xây dựng sẵn sàng để triển khai. Kiến thức và số liệu từ các hoạt động đổi mới sẽ được chia sẻ rộng rãi, nhằm giúp cộng đồng tăng cường hiểu biết về những cách tiếp cận cải thiện an ninh năng lượng đô thị của Việt Nam một cách tối ưu nhất.
Nguồn: Khánh Ly – https://baotainguyenmoitruong.vn
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) TẠI CÁC SÔNG VÀ RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 1 NĂM 2024 (12.03.2024)
- CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (AQI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG THÁNG 01 NĂM 2024 (12.03.2024)
- Bình Dương và vùng Meti Kansai (Nhật Bản): Hợp tác bảo vệ môi trường (12.03.2024)
- Hưởng ứng sử dụng nước tiết kiệm, giảm nhẹ khí nhà kính (12.03.2024)
- Chi cục Bảo vệ môi trường làm việc với Ban quản lý dự án – Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường về Nhãn (12.03.2024)
- Phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai (08.03.2024)
- Khóa đào tạo đầu tiên về hạn ngạch phát thải và thị trường các-bon (28.02.2024)
- Cần đề phòng nguy cơ tác động kép El Nino và La Nina (28.02.2024)
- Thông tư quy định kiểm định môi trường về nước thải của lực lượng Công an nhân dân đã có hiệu lực th (28.02.2024)
- Đào tạo Chuyển đổi số tại Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (23.01.2024)