(TN&MT) - Sắp tới, hơn 1.900 doanh nghiệp thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính nhằm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Ông Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT) đã chia sẻ thông tin này tại Diễn đàn “Thách thức và cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0”, do Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức sáng ngày 23/12, tại Hà Nội.
TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn
Theo ông Hà Quang Anh, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3, kể từ năm 2023. Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định; Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ TN&MT từ năm 2025. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2026 – 2030.
Số doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Luật Bảo vệ môi trường là hơn 1.900 doanh nghiệp thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường. Đây là cơ sở để đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp trong việc giảm phát thải khí nhà kính, làm tiền đề tham gia thị trường các-bon sau này.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết, Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris và cam kết mạnh mẽ sẽ phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này tạo ra áp lực lớn nhưng cũng đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các cơ chế, giải pháp ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Để chuẩn bị cho việc cắt giảm phát thải theo Thỏa Thuận Paris, Việt Nam đã ban hành khung pháp lý khá toàn diện, như Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; Quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050… Đây chính là những cơ sở cơ bản nhất để các bộ, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội chung thực hiện và hành động để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
TS. Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn
Đồng quan điểm, TS. Tạ Đình Thi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, trong chuỗi giá trị toàn cầu, mục tiêu tăng trưởng xanh đã được cụ thể hóa bằng các quy định, các tiêu chí cần đáp ứng trong nhiều Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia và ký kết. Điều này thể hiện rõ nét và khẳng định mạnh mẽ, tăng trưởng xanh, phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế các bon thấp, kinh tế biển xanh, kinh tế số không chỉ là xu hướng lâu dài mà chính là nhu cầu, là yêu cầu trước mắt và cấp thiết của thực tiễn hiện nay. Nếu nền kinh tế của Việt Nam chậm “xanh hóa” các ngành hàng, nếu các doanh nghiệp chậm “chuyển đổi xanh” từ mô hình hoạt động đến quy trình sản xuất, đầu tư, thương mại, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển.
“Thập kỷ này và nhiều thập kỷ tới, chắc chắn xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu sẽ là “cạnh tranh xanh”. Và do đó, những câu chuyện thành công và dẫn dắt xu hướng hướng này sẽ thuộc về các nền kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp và người dân biết nắm bắt sớm, hành động ngay và không ngừng thúc đẩy chuyển đổi xanh” – ông Thi nhấn mạnh.
Tọa đàm về thị trường các-bon và kinh tế tuần hoàn trong khuôn khổ Diễn đàn
Tại Diễn đàn, các chuyên gia đã chia sẻ những nội dung chuyên sâu hơn về phương pháp và cách thức thực hiện kiểm kê khí nhà kính; phân tích những hiệu quả ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại cơ sở nhằm giảm nhẹ phát thải. Việc tuân thủ quy định pháp luật về kiểm kê khí nhà kính cũng là điều kiện để doanh nghiệp Việt tham gia thị trường các-bon cả trong và ngoài nước. Theo đó, khi tham gia vào thị trường các-bon, doanh nghiệp được thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon và được đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.
Một khía cạnh khác về thị trường các-bon đó chính là về tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ các-bon rừng. Đây được coi là một trong những dịch vụ môi trường rừng. Theo dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, đối với quá trình mua bán, chuyển nhượng, kinh doanh kết quả giảm phát thải, tín chỉ các-bon rừng thực hiện theo cơ chế thị trường.
Đông đảo doanh nghiệp và các chuyên gia tham gia Diễn đàn
Quá trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại cơ sở phải được thực hiện bởi đơn vị, cơ quan, tổ chức có năng lực thực hiện theo các yêu cầu tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP, đồng thời các hoạt động để đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng phải được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên, mới chỉ có rất ít đơn vị thẩm định đáp ứng yêu cầu. Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới là nâng cao năng lực kiểm kê cũng như quản lý phát thải khí nhà kính, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và dễ dàng cập nhật theo các tiêu chí, quy định quốc tế về kiểm soát khí nhà kính…
Kiểm kê khí nhà kính là căn cứ để triển khai định giá carbon (bao gồm thuế carbon, thị trường carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon). Đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu”.
Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế tạo tín chỉ như cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế tín chỉ chung (JCM) trong khuôn khổ hợp tác về tăng trưởng carbon thấp giữa Nhật Bản và Việt Nam. Đã có gần 300 chương trình, dự án CDM được Liên Hiệp Quốc cho đăng ký và triển khai tại Việt Nam, có 14 dự án theo cơ chế JCM hợp tác với Nhật Bản. Với riêng cơ chế JCM đã cấp tín 4.415 chỉ các-bon (tương đương với 4.415 tấn CO2 cắt giảm được so với lượng phát thải khí nhà kính khi chưa có dự án).
Kiểm kê khí nhà kính là căn cứ để triển khai định giá carbon (bao gồm thuế carbon, thị trường carbon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon). Đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu”. Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều cơ chế tạo tín chỉ như cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế tín chỉ chung (JCM) trong khuôn khổ hợp tác về tăng trưởng carbon thấp giữa Nhật Bản và Việt Nam. Đã có gần 300 chương trình, dự án CDM được Liên Hiệp Quốc cho đăng ký và triển khai tại Việt Nam, có 14 dự án theo cơ chế JCM hợp tác với Nhật Bản. Với riêng cơ chế JCM đã cấp tín 4.415 chỉ các-bon (tương đương với 4.415 tấn CO2 cắt giảm được so với lượng phát thải khí nhà kính khi chưa có dự án).. |
Nguồn: Khánh Ly - https://baotainguyenmoitruong.vn/
- Một số mô hình quản lý rác thải thực hiện kinh tế tuần hoàn trên thế giới và bài học cho Việt Nam (15.09.2022)
- Hội thảo chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực ngành môi trường (15.09.2022)
- Sở TN&MT tổ chức triển khai Hội nghị tập huấn Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư... (13.09.2022)
- LỄ KẾT NGHĨA GIỮA ĐOÀN CƠ SỞ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐOÀN PHƯỜNG HIỆP AN (05.09.2022)
- Chung tay giải quyết tác động của kỹ thuật số đến môi trường (25.08.2022)
- Chú trọng an ninh nguồn nước (25.08.2022)
- 1.230 câu chuyện về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam (25.08.2022)
- Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021: Công cụ để hoạch định và phát triển bền vững (25.08.2022)
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực tài nguyên và môi trường (25.08.2022)
- Bình Dương: Khắc phục những điểm nghẽn để đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính (25.08.2022)