Công văn nêu rõ, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, chuẩn bị, tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược 10 năm 2021 - 2030; năm có nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước; tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Vì vậy, công tác tuyên truyền, báo chí, truyền thông tài nguyên và môi trường cần tập trung vào những nội dung trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, truyền thông về các văn bản quy phạm pháp luật
Theo đó, cần tập trung tuyên truyền, truyền thông về các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành như: Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ về Khung giá đất; Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám; Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và Bản đồ; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 13/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP,… và các văn bản liên quan khác.
Đồng thời, cần tuyên truyền, truyền thông về quá trình thực hiện tham vấn cộng đồng trước và sau khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành đối với các cơ chế, chính sách, pháp luật, đề án, chiến lược, nhiệm vụ tài nguyên và môi trường… Trong đó, tập trung vào Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoảng sản; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Kế hoạch tổng thể, Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030; Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040; Chiến lược phát triển 3 ngành đo đạc Việt Nam và hạ tầng không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040; Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040; Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 và các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ liên quan khác.
Thứ hai, tuyên truyền, truyền thông đối với các nhiệm vụ chuyên môn
Đối với lĩnh vực quản lý đất đai: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, phục vụ cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Công tác lập quy hoạch đất đai các cấp phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; tổng kiểm kê đất đai toàn quốc và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu, kết nối liên ngành; Kết quả đạt được trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn quốc và hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai; qua đó, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số “đăng ký đất đai” và “chất lượng quản lý hành chính đất đai”, nâng cao chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường: Chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đưa môi trường cùng với kinh tế, xã hội là ba trụ cột trung tâm của phát triển; đưa công tác bảo vệ môi trường sang giai đoạn mới, từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, coi rác thải là tài nguyên; Công tác lập các Quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển mạng lưới quan trắc môi trường làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường. Công nghệ để quản lý môi trường thông minh, phát huy vai trò trung tâm của người dân, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác giám sát, thực hiện bảo vệ môi trường. Các giải pháp đồng bộ để xử lý, tái chế rác thải đảm bảo tối ưu về kinh tế, an toàn về xã hội và môi trường; công nghệ xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại, kết hợp thu hồi năng lượng. Kế hoạch hành động quản lý chất lượng không khí; hệ thống quan trắc không khí tại các đô thị lớn; các dự án xử lý ô nhiễm các nguồn nước mặt hiệu quả;… Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và lộ trình áp dụng để thiết lập hàng rào kỹ thuật ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường vào Việt Nam. Chính sách thuế, phí để điều chỉnh hành vi tiêu dùng; khuyến khích phát triển sản phẩm, nhiên 4 liệu, nguyên liệu thân thiện với môi trường. Phong trào chống rác thải nhựa và túi nilông, đồ nhựa sử dụng một lần. - Các kết quả đạt được trong công tác xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ ô nhiễm ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung;…
Đối với lĩnh vực địa chất và khoáng sản: Xây dựng quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản quốc gia; thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản trên phạm vi toàn quốc. Công tác điều tra, tìm kiếm các khoáng sản chiến lược, quản lý chặt chẽ theo hướng khai thác hiệu quả, bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Ý nghĩa, giá trị các Công viên địa chất toàn cầu của nước ta được UNESCO công nhận.
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước: Phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về thực thi pháp luật tài nguyên nước; công tác quản lý và sử dụng thông minh nguồn tài nguyên nước, đặc biệt trong bối cảnh an ninh nguồn nước đang là thách thức lớn đối với Việt Nam. Công tác xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các lưu vực sông, nguồn nước liên tỉnh. Tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các giải pháp tổng thể để tăng cường khả năng trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình.
Đối với lĩnh vực biển và hải đảo: Tuyên truyền về công tác thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phong trào ngăn ngừa, giảm lượng rác thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển. Kết quả các hoạt động, nhiệm vụ quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên và môi trường biển đảo.
Đối với lĩnh vực đo đạc, bản đồ, viễn thám: Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia (NSDI) phục vụ Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số; quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và việc cung cấp các dịch vụ định vị vệ tinh của Việt Nam. Hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trường; chia sẻ, kết nối liên thông giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương; Thành tựu của công nghệ viễn thám đã đạt được trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng; trong đó có hệ thống dữ liệu viễn thám quốc gia và siêu dữ liệu viễn thám quốc gia.
Đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu: Công tác dự báo khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Hiệu quả của công tác xã hội hóa cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ, xây dựng các mô hình, phương thức truyền tin, cảnh báo thiên tai; Chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu; xây dựng cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu nhằm phục vụ cho công tác quản lý; các giải pháp ứng phó hiệu quả cho các vùng trên cả nước trên cơ sở mô hình điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế đối với lĩnh vực biến đổi khí hậu;…
Về giải pháp thực hiện, Bộ yêu cầu các đơn vị nâng cao nhận thức, xác định nhiệm vụ tuyên truyền, báo chí, truyền thông là công cụ góp phần tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đồng thời, tăng cường, đổi mới và đa dạng các hoạt động thông tin tuyên truyền, báo chí, truyền thông; chú trọng việc ứng dụng công nghệ để tổ chức sự kiện, tọa đàm, hội thảo qua môi trường mạng; tổ chức Họp báo thường kỳ, chuyên đề nhằm cung cấp thông tin về các cơ chế, chính sách, sự kiện, hoạt động chỉ đạo điều hành về tài nguyên và môi trường; tổ chức các giải thưởng, cuộc thi tuyên truyền chủ đề trọng tâm về tài nguyên và môi trường; tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền; kiện toàn tổ chức bộ máy và các công cụ đảm bảo cung cấp thông tin, tuyên truyền thường xuyên, kịp thời, hiệu quả; Tăng cường phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời, thường xuyên các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường./.
Nguồn: http://www.dwrm.gov.vn/
- Chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các sông và rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 9 năm 2024 (04.10.2024)
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 9 năm 2024 (04.10.2024)
- Đại hội chi đoàn 2 – Đoàn cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024-2027 (23.09.2024)
- Chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các sông và rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 8 năm 2024 (09.09.2024)
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 08 năm 2024 (09.09.2024)
- Chỉ số chất lương nước (WQI) tại các sông và rạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 07 năm 2024 (06.08.2024)
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 07 năm 2024 (06.08.2024)
- Lễ khởi động dự án chuyển đổi số của Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (06.08.2024)
- Trung tâm Quan trắc - Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thi nâng cao tay nghề, sáng kiến (30.07.2024)
- Chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn tỉnh Bình Dương tháng 06 năm 2024 (15.07.2024)