Hiệu quả kinh tế - xã hội: Tin học hóa công tác quản lý đất đai sẽ làm cho quy trình quản lý có hệ thống, chuyên nghiệp hơn, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ thông tin. Giảm thiểu chi phí việc thực hiện thủ công do áp dụng hệ thống thông tin vào thực tế các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý đất đai. Duy trì cập nhật thông tin về đất đai, biến động đất đai và các nghiệp vụ liên quan sẽ tiết kiệm kinh phí không nhỏ để thực hiện các chương trình thống kê định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của các đơn vị chức năng và đảm nhiệm được các công việc đó một cách nhanh chóng, chính xác. Cơ sở dữ liệu đất đai sau khi được xây dựng hoàn chỉnh, được thường xuyên cập nhật, sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho các ban ngành khác như: Thuế, xây dựng, giao thông,...
Cơ sở dữ liệu đất đai đầy đủ, hoàn chỉnh sẽ giải quyết tốt việc cập nhật và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Với ưu thế cập nhật đồng thời thông lên hệ thống, dữ liệu hoàn chỉnh đồng bộ, các phòng, đơn vị có thể nhận được ngay các thông tin mới nhất do các phòng, đơn vị có liên quan vừa cập nhật, giảm thiểu được chi phí về thời gian, xác minh, chi phí đi lại. Với tốc độ biến động đất đai như hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nếu không giải quyết tốt vấn đề cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên thì chỉ sau 2 năm, toàn bộ bản đồ địa chính sẽ biến động trên 40%, cơ sở dữ liệu sẽ bị cũ, lỗi thời, không đạt hiệu quả như yêu cầu.
Hiệu quả trong công tác cải cách hành chính: Thay đổi cách làm việc từ thủ công sang sử dụng hệ thống thông tin, tăng cường tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, hướng tới xây dựng chính phủ điện tử. Đưa công nghệ hiện đại vào sử dụng, trên cơ sở chia sẻ tài nguyên chung, giúp giải phóng khỏi các công việc sự vụ, tốn kém thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm, tra cứu hồ sơ, tài liệu, giảm thiểu thời gian thụ lý hồ sơ.
Nâng cao năng lực quản lý cho ngành tài nguyên và môi trường, việc áp dụng công nghệ hiện đại làm giảm đáng kể thời gian thực hiện công việc, thay đổi môi trường và cách thức làm việc, qua đó tác động tích cực tới các quy trình thủ tục giấy tờ hành chính, giảm nhiều ách tắc, chậm trễ, phiền hà trong việc giải quyết công việc, tạo bước chuyển biến tích cực về lề lối làm việc trong công tác hành chính.
Hiệu quả chính trị: Cơ sở dữ liệu địa chính giúp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ đưa ra các định hướng, quyết sách và hành động cụ thể một cách chính xác, đúng luật từ đó giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo về đất đai, góp phần tăng cường lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước.
Cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh cũng tạo nền tảng giúp chính quyền công khai hóa các hoạt động quy hoạch, giải tỏa, đến bù trên nền công nghệ hiện đại (so với hình thức công khai bằng bản đồ giấy, scan trước đây khó sử dụng), giúp người dân dễ dàng theo dõi, tạo điều kiện giám sát các hoạt động của cơ quan Nhà nước, tăng cường lòng tin của nhân dân vào chính quyền./.
- QTKK tháng 6-2024 (08.08.2024)
- QTKK tháng 7-2024 (08.08.2024)
- QTKK tháng 04-2024 (13.06.2024)
- QTKK tháng 05-2024 (13.06.2024)
- Báo cáo QTNM đợt 3 năm 2024 (02.05.2024)
- Báo cáo QTNM đợt 2 năm 2024 (02.05.2024)
- Báo cáo QTNM đợt 1 năm 2024 (02.05.2024)
- Báo cáo QTNM đợt 12 năm 2023 (02.05.2024)
- QTNM_ năm 2023 (02.05.2024)
- QTKK tháng 03-2024 (26.04.2024)